Gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội liên tục xuất hiện từ khóa “MDM trên MacBook”. Vậy thuật ngữ này là gì, và có ý nghĩa như thế nào đối với các dòng MacBook? Hãy cùng MacSG tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Hệ điều hành macOS được cài mới, hoặc bóc máy nguyên seal và đăng nhập vào Wifi thì màn hình xuất hiện “Remote Management” hoặc thi thoảng hiển thị thông báo “Device Enrollment”, tất cả là những biểu hiện MacBook của bạn đã bị nhiễm MDM (còn hay gọi là máy có Profile).
Các tập đoàn, tổ chức lớn thường mua MacBook số lượng lớn từ Apple để phục vụ cho nhân viên của họ. Chiếc máy có thể sử dụng ngay mà không cần cài đặt quá nhiều, MDM (Mobile Device Management) chính là một ứng dụng để hỗ trợ việc đó.
Hiểu đơn giản, MDM giúp những chiếc MacBook của các tổ chức, công ty… trở nên đơn giản hơn, việc thiết lập máy tính để có thể sử dụng cũng từ đó mà nhanh hơn nhiều so với thiết lập thủ công.
MDM cũng giúp các Quản trị viên có thể hạn chế nhân viên chỉnh sửa sâu các thiết lập gây ra lỗi phần mềm, tăng cường bảo mật của máy phòng ngừa lộ dữ liệu.
Để hiểu rõ cách thức hoạt động của MDM, mời bạn cùng đọc tiếp phần sau đây. Ngay khi Active hoặc Recovery và nhập Wifi trên một chiếc MacBook, máy sẽ kích hoạt một chương trình gọi là DEP (Device Enrollment Program).
Chương trình nhằm giúp kiểm tra máy có thuộc diện quản lý bởi công ty hoặc tổ chức hay không thông qua số Serial Number trên mỗi chiếc MacBook với Server của Apple. Nếu Serial Number thuộc diện quản lý, tức là máy có MDM và nó sẽ hiện ra như hình dưới đây.
Nếu máy không có MDM, bạn có thể chuyển sang bước setup tiếp theo.
Bạn mở Terminal lên sau đó copy dòng lệnh này vào profiles status -type enrollment. Nếu máy hiện ra No thì an tâm còn Yes thì máy có MDM. Nhưng để chắc ăn nhất bạn nên sử dụng cách Test chậm.
Cách này chính là cách bạn Recovery (cài trắng) lại toàn bộ chiếc máy của bạn thông qua WiFi (nên chọn những chỗ có Internet ổn định để tránh bị lỗi trong quá trình cài).
Tại lần đăng nhập WiFi đầu tiên, MacBook sẽ kết nối đến server của Apple để xác nhận tình trạng máy. Đây là cơ hội để máy của bạn được verify bởi chính Apple. Vì thế xác suất chính xác tiệm cận 100%.
Như đã giới thiệu ở phần trên, MDM giúp ích rất nhiều cho các công ty, tổ chức trong việc quản lý những chiếc MacBook của họ. Nhưng đối với các máy có MDM không được xác thực bởi tài khoản nhân viên trong công ty hoặc tổ chức sẽ gây một số lỗi cho người sử dụng như xuất hiện các thông báo thường xuyên.
Cũng có lúc, MDM thậm chí còn gây khó chịu cho người dùng bởi những cài đặt và thiết lập đều tuân theo những chính sách của công ty sử dụng MDM.
Các bạn thân mến, như vậy là trong bài viết này, MacSG đã hướng dẫn các bạn về Tất tần tật về MDM, Cách kiểm tra MacBook có chứa MDM hay không?. Hi vọng đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Đừng quên chia sẻ và thường xuyên truy cập macsg.vn để chờ đón những thông tin hay nữa nhé.