Đúng như công bố ban đầu, giờ thì nhiều người dùng đã nhận được những chiếc Mac Studio xuất xưởng đầu tiên. Hẳn là không ít người dùng còn lại cũng rất mong chờ và tò mò xem sức mạnh của chiếc máy này ra sao. Trong bài viết này, hãy cùng “unbox” nhanh chiếc Mac Studio M1 Max với 10 lõi CPU, 24 lõi GPU, 16 lõi học máy, 64GB RAM và 1TB SSD.
Mac Studio có những gì đã trở thành một thiết kế phân cực. Về cơ bản, kích thước của chiếc máy bằng khoảng 3 chiếc Mac mini xếp chồng lên nhau, nó như chiếc Mac mini được kéo dài, dày hơn. Thiết kế này không hẳn xấu nhưng nó hơi kì kì.
Mặt sau của Mac Studio sẽ có nhiều lỗ tản nhiệt, Apple cho biết có hơn 4.000 lỗ ở mặt sau và đáy của máy, giúp nâng cao hiệu suất tản nhiệt cho máy.
Mac Studio cũng nổi bật hơn với các tùy chọn I/O của nó. Mặt trước với hai cổng USB-C và một khe cắm thẻ nhớ SD. Phiên bản M1 Ultra tích hợp thêm cả Thunderbolt 4 cho USB-C ở mặt trước.
Mặt sau của chiếc máy cũng có 4 cổng Thunderbolt 4, hai cổng USB-A, cổng Ethernet 10Gb và “giắc cắm âm thanh chuyên nghiệp” được thiết kế cho tai nghe trở kháng cao hoặc loa ngoài.
Mac mini bấy lâu nay đã trở thành chiếc máy “mang theo chuột và bàn phím riêng của bạn” trong dòng sản phẩm của Apple. Nhưng với mức giá khởi điểm là 2.000 USD của Mac Studio, nghĩ rằng nó sẽ bao gồm Magic KeyBoard, Magic Mouse/Trackpad trong hộp, cũng như cáp Thunderbolt 4 nhưng những gì người dùng nhận được chỉ là Mac Studio và cáp nguồn. Nếu như ai mở hộp chắc sẽ có một chút hụt hẫng vì phụ kiện kèm theo chỉ vỏn vẹn cáp nguồn.
Nhưng điều làm ấn tượng ở đây chính là quá trình thiết lập và chuyển giao một chiếc máy Mac. Khả năng thiết lập dễ dàng chỉ bằng máy Mac khác và cáp Thunderbolt 4 cực kì nhanh chóng và đơn giản. Vẫn có một số vấn đề cần giải quyết ở đây, đặc biệt là khi nói đến xác thực Apple ID, nhưng trải nghiệm tổng thể thì gần như không có gì phải chê cả.
Các tùy chọn kết nối trên Mac Studio là điều hoàn hảo, ngoài tùy chọn khe cắm thẻ nhớ SD như đã chuyển đổi hoàn toàn sang USB-C, nhưng hai cổng USB-A vẫn có thể tương thích với nhiều nhiệm vụ khác. Thay đổi như vậy cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen sử dụng của người dùng.
Như vậy, Mac Studio có thể coi là chiếc máy nhanh nhất trong tất cả các sản phẩm của Apple, cả về CPU và GPU. Apple cũng tuyên bố tại buổi ra mắt rằng máy có thể nhanh hơn 50% so với Mac Pro 16 lõi và nhanh hơn 2.5 lần so với Intel iMac 27 inch (10 lõi CPU). Hiệu suất GPU có thể nhanh hơn 3.4 lần so với iMac 27 inch và 3 lần so với GPU phổ biến nhất trên MacBook Pro.
Còn bạn thì sao? Chiếc Mac Studio đặt trước đã đến tay bạn chưa? Bạn đã trải nghiệm và cảm thấy như thế nào? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại ý kiến bên dưới phần bình luận nhé.