Thiết kế mới của MacBook Air được đồn đại gần đây đã cho thấy sự chuyển mình với giao diện “dễ thương” nhất kể từ khi nó được ra mắt vào năm 2008.
Nếu như các báo cáo về MacBook Air trở thành sự thật, chắc chắn đây sẽ là một động thái rất khôn ngoan của Apple. Khoác lên mình chiếc áo mới chắc chắn sẽ thu hút nhiều người và thậm chí là thúc đẩy nhu cầu về một chiếc MacBook vừa chuyên nghiệp, vừa đẹp mắt.
Quay trở lại thời điểm Apple tách rời máy tính xách tay cho doanh nghiệp và tiêu dùng. Máy tính xách tay thời kì đầu của Apple rất đắt, chủ yếu dành cho người dùng là doanh nghiệp và thuộc đối tượng chuyên nghiệp (bắt buộc phải làm việc với máy tính). Điều này bắt đầu vào năm 1989 với Macintosh Portable, trước khi người dùng được nhìn thấy dòng PowerBook. Chiếc đầu tiên trong số này là PowerBook 100 vào năm 1991 và chiếc cuối cùng là PowerBook G4 (nhôm), được bán từ năm 2001 đến 2006.
Chiếc máy tính xách tay đầu tiên của nhà Táo hướng đến người tiêu dùng chung, đó chính là iBook, ra mắt lần đầu vào năm 1999 với tên gọi iBook G3. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ iMac G3 và mặc dù trông khá giống đồ chơi nhưng nó đã thành công trong việc biến một chiếc máy tính xách tay thành một món đồ thời trang.
Chiếc PowerBook G3 hướng đến người dùng chuyên nghiệp và không thể rõ ràng hơn hai máy nhắm đến các thị trường hoàn toàn khác nhau:
Sau đó, thiết kế cho 2 phân khúc này bắt đầu có sự khác biệt: iBook với màu trắng nhẹ nhàng hơn, tương tự như MacBook Pro và MacBook thường.
Đã có khoảng thời gian Apple hồi sinh tên gọi MacBook đơn giản dành cho một mẫu 12 inch nhỏ nhắn nhưng dễ thương, sau đó hãy chủ yếu phân biệt và gọi chúng là MacBook Pro và MacBook Air.
Thiết kế hình nêm luôn là điểm khác biệt về thiết kế chính giữa bản Air và bản Pro, nhưng với các máy tính xách ra được mở ra, nhìn từ phía trước hoặc sau chúng rất khó để phân biệt. Trong các lần đổi mới thiết kế gần đây, dòng Air được dán nhãn bên dưới màn hình, trong khi bản Pro sẽ không có, tuy nhiên hai bản đều có vỏ nhôm và cùng viền đen.
Thiết kế của nó không quá khác biệt nhau, nếu như quan sát thông thường thì sẽ khó khăn một chút để phân biệt chúng. Nói cách khác, người dùng có thể mua phiên bản Air mà vẫn sở hữu cho mình chiếc máy trông chuyên nghiệp như Pro, mà không cần trả thêm tiền cho hiệu suất (để sở hữu chiếc máy Pro đẹp hơn). Điều này chắc chắn sẽ là bất lợi với Apple.
MacBook Air luôn là máy Mac mặc định và mô hình 15 inch được đồn đại có thể phù hợp với những người thường xuyên dùng màn hình lớn cho các tác vụ hàng ngày. Ngoài ra, về các tùy chọn màu sắc, sẽ không có nhiều thứ để phân biệt các thế hệ MacBook Air khác nhau.
Với sự thay đổi trong thiết kế mới này, Apple có thể thuyết phục rất nhiều các chủ sở hữu MacBook Air hiện tại nâng cấp. Kể từ khi ra mắt, đây là chiếc MacBook Air có diện mạo hoàn toàn mới, không giống với bất cứ chiếc nào trước đó. Không dừng lại ở màu xám hoặc vàng không gian, mà còn bổ sung thêm nhiều màu sắc khác nữa.
Nhiều người dùng chắc chắn sẽ nâng cấp vì yêu thích màu mới. Nhưng một yếu tố nữa cũng có thể thúc đẩy lợi nhuận của Apple chính là chiếc viền màu trắng. Khác với viền đen như thế hệ tiền nhiệm, trong thế hệ này Apple đã mạnh tay khi đổi thành viền trắng.
Một hướng đi khác có thể xảy ra đối với những người dùng phổ thông. Dòng Air giờ đây đã có thể tự tin cung cấp cho người dùng tất cả sức mạnh để họ có thể chạy Excel, PowerPoint, Word.
Trong khi nhiều báo cáo cho rằng chúng ta sẽ phải đợi đến năm sau để thấy được sản phẩm này thì Mark Gurman lại gợi ý rằng chúng ta có thể thấy MacBook Air mới tại WWDC diễn ra vào tháng 6 tới đây. Hãy cùng chờ đợi sự thay đổi từ Apple.