RAM là phần cứng quan trọng của một chiếc máy tính, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng và trải nghiệm sử dụng của bạn, vì thế người dùng thường quan tâm nhiều đến RAM mỗi khi sử dụng máy tính. Trong bài viết này, hãy cùng MacSG tìm hiểu cách kiểm tra thông số RAM của MacBook cực nhanh chóng và đơn giản.
Để kiểm tra thông số chi tiết cụ thể của MacBook, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đầu tiên, ở góc trái màn hình bạn chọn logo trái táo sau đó chọn “Giới thiệu về máy Mac này” với bản Tiếng Việt hoặc “About This Mac” cho ngôn ngữ Tiếng Anh.
Bước 2: Ở tab Giới thiệu về máy Mac này hiện ra bạn chọn tiếp vào mục Bộ nhớ (RAM)
Bước 3: Lúc này bạn đã có thể kiểm tra được RAM của MacBook chạy bao nhiêu thanh, mỗi thanh bao nhiêu GB (đối với các mẫu MacBook chạy chip Intel)
Bước 4: Tiếp theo, bạn chọn vào phần Báo cáo hệ thống để kiểm tra xem Nhà sản xuất RAM và thêm nhiều thông tin quan trọng khác.
Trong quá trình sử dụng, các ứng dụng ngốn RAM sẽ khiến cho máy tính của bạn chạy chậm và đa nhiệm kém hơn. Việc kiểm tra ứng dụng nào chiếm nhiều RAM có thể giúp bạn phân chia sử dụng cho hợp lý nhất.
Bước 1: Bấm tổ hợp phím tắt CMD + Command để mở Spotlight, thanh tìm kiếm gõ “Activity Monitor” và bấm Enter để mở “Trình giám sát màn hình” – hay được hiểu là Task manager trên MacBook.
Bước 2: Tại “Activity Monitor” chọn “Memory” hay “Bộ Nhớ” nếu sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Bước 3: Kiểm tra các phần mềm, ứng dụng nào đang chạy ngầm khiến máy bị tốn RAM. Bạn có thể click chuột phải vào bắt buộc thoát phần mềm đó.
Một trong những cách thông dụng là chạy chẩn đoán RAM khi gặp các hiện tượng như: máy tính giật, lag, các phần mềm xung đột dẫn đến hiện tượng crash… Việc chạy chẩn đoán sẽ giúp bạn biết chính xác RAM máy tính đang gặp vấn đề ở đầu, từ đó định hướng được cách xử lý phù hợp. Để chạy chẩn đoán RAM, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Bấm khởi động lại MacBook, trong quá trình khởi động bấm giữ phím “D” để hệ thống vào “Diagnostics Tool”
Bước 2: Hệ thống tự động chạy chẩn đoán, bạn có thể chờ tầm 5-10 phút
Bước 3: Nếu bộ nhớ RAM gặp lỗi, máy sẽ báo cho bạn. Lúc này bạn nên cầm máy đến các trung tâm bảo hành Apple nếu còn Apple Care nhé.
Các bạn thân mến, như vậy là trong bài viết này, MacSG đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra RAM cực đơn giản trên MacBook. Hi vọng đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Đừng quên chia sẻ và thường xuyên truy cập macsg.vn để cập nhật nhiều tin mới và hay nữa nhé.