Giật lag, thao tác chậm, xung đột ứng dụng là những hiện tượng lỗi phổ biến trên những chiếc máy tính đang sử dụng cấu hình thấp. Khi gặp phải hiện tượng này, thay vì sửa thì nhiều bạn lại chọn cài lại hoặc ghost win để máy về hiện trạng như ban đầu. Điều đó sẽ làm máy tính chạy mượt hơn, trải nghiệm tốt hơn, nhưng vô hình chung lại làm giảm đi tuổi thọ của các linh kiện trên máy tính, đặc biệt là ổ cứng nếu như bạn cài là win quá nhiều lần.
Trong bài viết này, MacSG sẽ hướng dẫn các bạn cách kích hoạt tính năng tự động sửa lỗi trên hệ điều hành Windows. Giúp cho máy tính luôn hoạt động ổn định, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho các bạn.
Người dùng cần biết, kể từ phiên bản Windows 10 version 1909 trở đi, Microsoft cung cấp một công cụ tự động phát hiện và sửa lỗi trong hệ thống.
Nó sẽ tự động phát hiện và sửa ngay lỗi đó giúp bạn, tránh hiện tượng giật lag bởi những lỗi nhỏ lẻ của hệ thống.
Tính năng này cũng có khả năng nhận biết và gỡ các phần mềm nguy hiểm cho máy của bạn, tự động cập nhật driver, xóa các tập tin rác… hay đơn giản là góp phần cải thiện hiệu suất cho máy tính của bạn.
Để bật tính năng, các bạn làm như sau:
Đầu tiên bạn cần mở Windows Settings lên bằng cách mở menu Start => và chọn Settings.
Trong cửa sổ Windows Setting, bạn chọn Privacy > Diagnostics & Feedback hoặc cũng có thể nhập từ khóa Diagnostic vào ô tìm kiếm, sau đó chọn đúng kết quả như hình dưới.
Trong phần Diagnostic & Feedback Setting, kéo xuống dưới cùng và tìm phần Recommended Troubleshoot. Đây là chức năng cần bật, sẽ có các lựa chọn bao gồm:
Fix problems for me without asking: Tự động sửa bất kỳ lỗi hay vấn đề gì mà nó phát hiện được, không cần hỏi ý kiến của bạn.
Tell me when problem get fixed: Cũng giống chế độ trên, chỉ khác là nó sẽ có thông báo cho bạn sau khi đã sửa xong toàn bộ lỗi.
Ask me before fixing problem: Phát hiện lỗi và chờ quyết định của bạn trước khi tiến hành sửa lỗi hay không. Tính năng này sẽ được chọn mặc định khi bạn mới cài lại hệ điều hành.
Only fix critical problems for me: Cũng tự động phát hiện lỗi, nhưng chỉ là các lỗi đặc biệt nghiêm trọng và sửa nó mà không cần hỏi ý kiến của bạn.
Thường thì bạn nên chọn vào chế độ “Tell me when problems get fixed” vì chỉ cần sửa xong là nó sẽ báo, rất đơn giản.
Các bạn nên đọc kỹ và cân nhắc các lựa chọn sao cho phù hợp nhất với các bạn nhé.
Như vậy là bạn đã bật thành công tính năng tự động phát hiện và sửa lỗi trên Windows 10 rồi, thật đơn giản phải không nào. Chắc chắn bạn sẽ ít gặp những lỗi vụn vặt hơn, máy tính cũng sẽ nhanh hơn, đem lại trải nghiệm tốt hơn cho bạn.
Chúc các bạn thành công! Đừng quên chia sẻ bài viết và thường xuyên truy cập macsg.vn để nhận được những thông tin mới và hấp dẫn nhất nhé.